Dữ liệu y khoa

Bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa tăng huyết áp

  • Tác giả : ThS.BS Trần Thị Ái Xuân,
Kẻ giết người thầm lặng" để lại rất nhiều hậu quả cho người bệnh, trong đó, biến cố tim mạch là nặng nề nhất và bệnh nhân có thể phải trả giá bằng cả tính mạng. Vì vậy, phòng ngừa để không mắc bệnh là rất quan trọng.

Bệnh tăng huyết áp từ trước đến nay là căn bệnh rất phổ biến, rất quen thuộc, gặp chủ yếu ở lứa tuổi trung niên trở lên và ngày càng có xu hướng trẻ hóa về lứa tuổi mắc bệnh.

Trong y học hiện đại, bệnh Tăng Huyết áp được coi là "kẻ giết người thầm lặng" nó để lại rất nhiều hậu quả cho người bệnh, trong đó, biến cố tim mạch là nặng nề nhất, chi phí điều trị tốn kém nhất, và bệnh nhân có thể phải trả giá bằng cả tính mạng.

Bệnh tăng huyết áp có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào và nguyên nhân gần như không lường trước được.

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài. Đôi khi người bệnh có thể thấy đau đầu, đau ngực, khó thở khi có cơn tăng huyết áp.

Hoặc những triệu chứng của tổn thương cơ quan đích: nhìn mờ, đau ngực dữ dội, tiểu máu, liệt nửa người (đột quỵ não)…nhưng khi có những triệu chứng này tiên lượng thường không tốt.

Để phát hiện sớm tránh những biến chứng của bệnh, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất từ 3-6 tháng 1 lần để được tầm soát bệnh tăng huyết áp và các bệnh khác.

Để phòng ngừa bệnh Tăng huyết áp, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt như sau:

-Chế độ ăn: giảm muối, nhiều rau xanh, ít mỡ động vật thay bằng dầu thực vật

-Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần

-Bỏ thuốc lá, thuốc lào

-Giảm cân, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5-22,9 kg/m2

-Duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ

-Hạn chế uống rượu bia

-Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, thư giãn nghỉ ngơi hợp lí.

ThS.BS Trần Thị Ái Xuân, (Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Tuyên Quang)

ThS.BS Trần Thị Ái Xuân,

BẢN DESKTOP