Dinh dưỡng

Bác sĩ chỉ rõ những vi chất dinh dưỡng người Việt thường thiếu

  • Tác giả : Thúy Nga
Vi chất dinh dưỡng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật, tăng trưởng và giúp ta có một sức khỏe tốt. Vì vậy cần biết cách bổ sung.

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những hợp chất mà cơ thể không thể tạo ra hoặc không thể tạo ra đủ số lượng cần thiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những chất dinh dưỡng này phải được bổ sung từ thực phẩm và chúng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật, tăng trưởng và giúp ta có một sức khỏe tốt.

Nhưng hiện tại chúng ta đang thiếu rất nhiều vi chất nên cần biết để bổ sung:

Chất sắt

Một khoáng chất cần thiết, thành phần lớn của tế bào hồng cầu liên kết với hemoglobin, vận chuyển oxy đến tế bào của cơ thể. Thiếu sắt là một trong những thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến. Hậu quả phổ biến nhất của việc thiếu sắt là thiếu máu, trong đó số lượng tế bào hồng cầu, khả năng vận chuyển oxy của máu giảm xuống.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm mệt mỏi, suy nhược, suy giảm hệ thống miễn dịch, suy giảm chức năng não. Nguồn cung cấp sắt tốt nhất trong chế độ ăn uống bao gồm: thịt đỏ, thịt nội tạng, động vật có vỏ. Hạt bí ngô, vừng, bông cải xanh, cải xoăn và rau bina cũng giàu chất sắt...

Vitamin C (có trong cam, cải xoăn, ớt chuông...) có thể giúp cơ thể tăng cường sự hấp thụ sắt. Tuy vậy, mỗi người không nên tự ý bổ sung sắt nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Iốt

Thiếu i-ốt trầm trọng có thể gây chậm phát triển trí tuệ, các bất thường về phát triển ở trẻ em. Chúng cũng tham gia điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu iốt: bướu cổ, gây ra tăng nhịp tim, khó thở, tăng cân. Các nguồn iốt tốt trong chế độ ăn uống bao gồm: rong biển, cá, bơ sữa, sữa chua nguyên chất, trứng.

Bác sĩ chỉ rõ những vi chất người Việt thường thiếu nhưng rất cần thiết

Bác sĩ chỉ rõ những vi chất người Việt thường thiếu nhưng rất cần thiết

Vitamin D

Hầu hết mọi tế bào trong cơ thể đều có cơ quan tiếp nhận vitamin D. Sự thiếu hụt vi chất thường không rõ ràng, vì triệu chứng tinh vi, có thể phát triển trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Người lớn thiếu vitamin D có thể bị yếu cơ, mất xương, tăng nguy cơ gãy xương.

Trẻ em thiếu vitamin D có thể gây chậm phát triển, mềm xương, còi xương. Ngoài ra, thiếu hụt dưỡng chất làm giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư.

Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá hồi rất giàu vitamin D, lòng đỏ trứng. Những người bị thiếu vi chất cũng có thể tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

Vitamin B12

Vitamin B12 là vi chất cần thiết cho sự hình thành máu, chức năng não, thần kinh. Mỗi tế bào trong cơ thể đều cần B12 để hoạt động bình thường. Cơ thể không thể sản xuất ra vitamin B12, lấy từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Vitamin A

Vitamin A là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, giúp hình thành, duy trì sức khỏe làn da, răng, xương, màng tế bào khỏe mạnh. Thiếu vitamin A có thể gây tổn thương mắt tạm thời, vĩnh viễn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa, ức chế chức năng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Các nguồn vitamin A định hình sẵn trong chế độ ăn uống bao gồm: thịt nội tạng (gan bò, dầu gan cá, khoai lang luộc, cà rốt, các loại rau có lá màu xanh đậm.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP