GIỚI TÍNH

Bác sĩ chỉ cho mẹ cách khắc phục tình trạng ho đờm ở trẻ

  • Tác giả : DS Hải Yến
Trẻ em bị ho có đờm là tình trạng xảy ra phổ biến vào lúc giao mùa. Nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh làm tình trạng ho kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ho có đờm ở trẻ là hiện tượng xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như: dịch khí quản, phế nang, họng, xoang hàm, xoang trán, hốc mũi hay máu, mủ, giả mạc, bã đậu,… làm cản trở đường hô hấp, khiến bé phải ho để tống chúng ra ngoài.

Ho được xem như một phản xạ sinh lý tốt của cơ thể nhưng nó lại gây không ít khó chịu cho bé khi cơn ho kéo dài. Ho liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và dẫn đến các bệnh lý hô hấp khác nếu không chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cho cổ họng bị ngứa ngáy khó chịu và gây cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi lượng đờm nhầy tăng nhanh và quá mức thì lúc này cơ thể sẽ có những phản ứng như ho để đẩy một lượng đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp.

Những nguyên nhân làm tăng tiết chất nhầy trong đường hô hấp như:

-Thời tiết giao mùa hoặc đột ngột từ nóng sang lạnh.

-Bị nhiễm các bệnh do virus, gây ho có đờm qua đường hô hấp.

-Dị ứng với phấn hoa, nước hoa, khói bụi.

- Hít phải khói thuốc lá.

Biểu hiện: trẻ ho lâu ngày không khỏi; Ho nhiều kèm theo tím tái, ngạt khí; Ho kèm theo sốt, nôn trớ; Ho kèm theo đờm, khi áp sát tai vào ngực bé thì nghe được tiếng rên rít.

Bác sĩ chỉ cho mẹ một số cách khắc phục tình trạng ho đờm ở trẻ

Bác sĩ chỉ cho mẹ một số cách khắc phục tình trạng ho đờm ở trẻ

Khi trẻ ho đờm, cha mẹ hãy khắc phục tình trạng này bằng các cách sau:

Uống nước: Cho trẻ uống nhiều nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống nhiều nước sẽ làm dịu họng và giảm ho cho trẻ. Đồng thời, uống nhiều nước giúp đờm loãng, tống xuất đờm dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, việc cho trẻ uống nhiều nước có hiệu quả tương đương với thuốc long đờm.

Thuốc long đờm: Có thể cho bé sử dụng thuốc long đờm phù hợp với trẻ nhỏ.

Tránh nhiễm lạnh: Đặc biệt, khi trẻ bị ho nhiều, không nên để trẻ bị nhiễm lạnh. Nếu sử dụng máy điều hòa, không nên bật nhiệt độ thấp hơn 27 độ C và không cho trẻ trong môi trường này quá 3 tiếng.

Không để trào ngược dạ dày, thực quản: Không cho trẻ ăn, bú no trước khi ngủ vì dễ gây trào ngược thực quản.

Cách vệ sinh thân thể: Khi trẻ đang bệnh, cần lưu ý vệ sinh thân thể, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Bình thường, chúng ta tắm cho trẻ một lần một ngày, nếu trẻ bị ho, cha mẹ có thể dùng khăn để lau, sẽ có lợi hơn việc tắm thường xuyên.

Khi tắm, nên chọn thời điểm ấm nhất trong ngày, tránh nơi có gió lùa và mặc quần áo ngay sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.

Súc miệng: Khi trẻ ho đờm nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày, điều này cũng mang lại hiệu quả nhất định trong trường hợp ho có đờm.

DS Hải Yến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

DS Hải Yến

BẢN DESKTOP