Đời sống

Bắc Ninh đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp phòng chống ngộ độc thực phẩm

  • Tác giả : Ngọc Thái
(khoahocdoisong.vn) - Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia...

NĐTP không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân, nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng chống NĐTP, các cấp, các ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP và phòng chống NĐTP.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến tích cực. Từ khi Ban Quản lý ATTP được thành lập và đi vào hoạt động công tác phối hợp liên ngành trong công tác đảm bảo ATTP, phòng ngừa và xử lý NĐTP ngày càng được chú trọng. Công tác tuyên truyền và triển khai phòng chống NĐTP được đẩy mạnh, cụ thể phối hợp với các cơ quan truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền trong các đợt cao điểm về ATTP như Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, tháng hành động về ATTP; Thường xuyên triển khai công tác giám sát chủ động các ca mắc NĐTP hoặc bệnh lây truyền qua thực phẩm tại các cơ sở điều trị và trong cộng đồng nhằm phát hiện, xử lý sớm NĐTP; Xây dựng các phương án triển khai khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; Chuẩn bị đủ trang thiết bị, dụng cụ, khu vực thu dung người bệnh; bố trí đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện vận chuyển... để sẵn sàng triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh và tiến hành điều tra, xử lý vụ NĐTP…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, nhà hàng ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể như khu công nghiệp, trường học còn chưa chặt chẽ gây mất ATTP, dẫn đến NĐTP.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Ban Quản lý ATTP đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Trong hoạt động thông tin truyền thông đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm: Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền trong cộng đồng về đảm bảo công tác ATTP trong các dịp cao điểm, Lễ hội; đa dạng hóa các loại hình truyền thông, giáo dục phổ biến nội dung của Luật ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP; Tuyên truyền kiến thức về vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để phòng, chống NĐTP nhất là đến đối tượng người tiêu dùng, các trường học có bếp ăn bán trú cho học sinh, các doanh nghiệp, công ty có bếp ăn tập thể cho công nhân lao động, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố...

Trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm: Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phòng chống NĐTP và các bệnh lây qua đường thực phẩm; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành điều tra, khắc phục NĐTP, các sự cố về ATTP trên địa bàn theo các tình huống tại Kịch bản số 919/KH-SYT ngày 31/5/2018 của Sở Y tế; Yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền và các điều kiện cần thiết để tiếp nhận, cấp cứu và điều trị kịp thời cho nhân dân khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; cập nhật kiến thức về hướng dẫn chuyên môn cho nhân viên y tế về xử trí, cấp cứu NĐTP; Phối hợp với cơ quan Ban chỉ đạo ATTP các tuyến tiến hành thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định đảm bảo ATTP trên địa bàn duy trì đảm bảo hoạt động đường dây nóng, tăng cường công tác thường trực, cấp cứu, giám giám sát dịch bệnh, NĐTP theo quy định.

Ngọc Thái

BẢN DESKTOP