Y học và đời sống

Ba bài thuốc trị sỏi tiết niệu 

  • Tác giả : Thúy Nga
(khoahocdoisong.vn) - Đặc điểm của bệnh sỏi tiết niệu là sự kết hợp những cục sạn (to nhỏ tùy trường hợp) trong thận và đường tiểu, tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết. Đông y điều trị tùy theo tình trạng đau hay không đau mà dùng thuốc cho phù hợp với thể bệnh.

Tiểu ít + vi trùng gây bệnh

Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân là do :  1- Tiểu quá ít: tạo nên sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu, đến một độc đặc nào đó, các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ đặc lại.

Bình thường hàng ngày, mỗi người tiểu 1-2 lít nếu lượng nước tiểu vì một lý do nào đó không được bài tiết ra, những căn bã lẫn trong nước tiểu sẽ dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi.

Vì vậy, những người ít đi tiểu dễ bị kết sạn ; 2- Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu hoặc của các chất cặn bã trong nước tiểu… tạo nên một khối cứng để cho các chất kết tinh lại tạo thành cục sạn

Để xác định được bệnh sỏi tiết niệu một cách chắc chắn, khi tiểu đục, đau… nên:

1- Xét nghiệm nước tiểu: để tìm các chất có thể kết tinh trong nước tiểu (có thể là oxalat de calcium, Phosphate, Ureate và Cystine…  

2- Chụp hình hoặc siêu âm để biết vị trí và kích thước của viên sỏi ở Thận, ở bàng quang hoặc ở ống tiểu… giúp dễ đề ra phương hướng điều trị.

Bài thuốc theo thể bệnh

Đông y rất có thế mạnh trong điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu khi sỏi chưa có biểu hiện hoặc sỏi còn nhỏ. Sỏi to bắt buộc phải đến cơ sở y tế để phẫu thuật, tán sỏi, tránh gây tắc nguy hiểm cho tính mạng.

Thể thấp nhiệt: Triệu chứng: Bụng, lưng đau kịch liệt, lan lên vùng hạ vị, hay lan xuống bộ phận sinh dục, đái nhiều lần, mót đái, đái đau, nước tiểu xuống không hết có khi đái ra máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy dính, mạch huyền sác hay hoạt sác.

Điều trị : Nếu đau dữ dội quá dùng trước bài « Trịnh thị gia vị tứ diệu an dũng thang » gồm : đương quy 30g, bạch thược 30g, đan sâm 30g, huyền sâm 30g, ngân hoa 30g, cam thảo 10g, sắc uống ngày một thang.

Giảm đau dùng tiếp pháp « thanh nhiệt lợi thấp » sau : Kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, trạch tả 12g, sinh địa 12g, tỳ giải 20g, ngưu tất 12g, đăng tâm 4g, trúc diệp 8g, bạch linh 12g, kê nội kim 8g, cam thảo 4g, mộc thông 8g, sắc uống ngày một thang. 

Trường hợp đái ra máu thêm cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g;  nếu đau nhiều thêm: ô dược, diên hồ sách 8g, uất kim 8g.

Ngoài ra, người bệnh có thể châm cứu các huyệt: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, hoặc châm 2 Côn lôn(tả), Thận du và Thứ liêu, rồi đến Khí hải, Quan nguyên và Thiên ứng huyệt.

Thể ứ huyết: Triệu chứng:  Đau lưng liên miên, đau tức vùng hạ vị, tiểu tiện khó, không rứt, tiểu tiện ra máu, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền sác.

Điều trị : pháp « lý khí hành trệ » : kiêm tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, chỉ sác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, ý dĩ 16g, liên kiều 12g, hồng hoa 8g,  xuyên khung 8g, đương quy 12g, thục địa 20g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Châm cứu các huyệt: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du; hoặc châm 2 Côn lôn (tả), Thận du và Thứ liêu, rồi đến Khí hải, Quan nguyên và Thiên ứng huyệt

Điều trị sỏi tiết niệu khi không có cơn đau: Trường hợp sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện buốt, máu, rắt thì ống các vị thuốc bổ tỳ, thận, phối hợp các vị thuốc lợi niệu làm sỏi nhỏ đi, bao gồm : kim tiền thảo 20g, xa tiền tử 20g, mao căn 20g, ý dĩ 12g, kê nội kim 8g.

LY Nguyễn Hữu Toàn (Hội Đông y Hải Phòng)

Thúy Nga
Từ Khoá

BẢN DESKTOP