Những bức ảnh, tư liệu quý về Chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" tái hiện ký ức không thể nào quên về những tháng ngày đau thương và hào hùng của quân và dân ta.
|
Ngày 14/12/1972, Richard Nixon chính thức ra lệnh cho Hội đồng tham mưu trưởng liên quân mở cuộc tập kích đường không chiến lược (chủ yếu bằng máy bay B52) vào Hà Nội, Hải Phòng cùng các địa phương lân cận, dùng sức mạnh hủy diệt của B52 làm áp lực để buộc Hà Nội phải quỳ gối. |
|
Ngày 18/12/1972, cuộc tập kích của không quân Mỹ (mật danh “Linebacker II”) chính thức bắt đầu, gây những tội ác vô cùng dã man đối với nhân dân ta. Đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính hủy diệt vào các khu đông dân cư ở Hà Nội trong những ngày từ 26 đến 29/12/1972. Trong ảnh là nội các Chính phủ Mỹ bàn kế hoạch sử dụng máy bay B52 ném bom Hà Nội. |
|
Máy bay B52 được Mỹ bí mật tập trung về các căn cứ chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Hà Nội cuối năm 1972. Thủ đoạn cơ bản của địch là tổ chức đánh phá tập trung, ồ ạt theo từng đợt vào ban đêm, kết hợp sử dụng lực lượng không quân chiến thuật đánh phá dai dẳng kéo dài cả ban ngày ở mọi độ cao, đồng thời áp dụng nhiều hình thức nghi binh cùng hệ thống gây nhiễu rất phức tạp. |
|
Hồi 22 giờ 45 phút đêm 26/12/1972, phố Khâm Thiên đã bị máy bay của đế quốc Mỹ ném bom rải thảm, làm chết và bị thương 577 người dân vô tội, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà và làm hư hỏng 1.200 ngôi nhà khác… Trong ảnh, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Chủ tịch TP. Hà Nội Trần Duy Hưng thăm hỏi động viên nhân dân khu phố Khâm Thiên. |
|
Tuy nhiên, những âm mưu và toan tính thâm độc của đế quốc Mỹ đã bị thất bại trước sức mạnh bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, sáng tạo của nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là một đơn vị tên lửa Sam-2 của quân đội ta trước giờ chiến đấu. |
|
Tên lửa phòng không rời bệ phóng bắn B-52 trong 12 ngày đêm. Trong chiến dịch chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B52 của Mỹ, ta bắn rơi 81 chiếc, trong đó có 34 chiếc B-52, bắt sống 44 giặc lái trong đó có 33 giặc lái B-52. |
|
Đơn vị pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô bắn rơi nhiều máy bay B-52. Mỗi khu phố nội thành có một đại đội pháo cao xạ, được huấn luyện kỹ chiến thuật đón đánh máy bay địch. Một “vòng cung lửa” đã giăng khép kín cả về tầm cao và phạm vi rộng lớn. |
|
Tự vệ Nhà máy Dệt 8/3, đơn vị chiến đấu dũng cảm bắn rơi máy bay Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không". Trong 12 ngày đêm, Hà Nội góp công bắn rơi 23/34 chiếc B-52. |
|
Biên đội Trần Việt rút kinh nghiệm bắn rơi máy bay F4 yểm hộ cho các lực lượng đánh B-52 ngày 27/12/1972. |
|
Bộ ảnh nhiễu do đội nhiễu quân chủng chụp để nghiên cứu tìm cách đánh có hiệu quả. |
|
Người dân Thủ đô dõi tin chiến thắng qua báo chí hằng ngày và các bản thông tin trong những ngày Mỹ đánh phá ác liệt cuối tháng 12/1972. |
|
Phó tư lệnh quân chủng PK-KQ Nguyễn Quang Bích (ngoài cùng bên phải) báo cáo tình hình chiến đấu chiến thắng B-52 của quân chủng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. |
|
Pháo phòng không trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc bắn rơi một máy bay B-52 tại Thái Nguyên, ngày 26/12/1972. |
|
Chiến thắng trận "Điện Biên Phủ trên không" đã làm choáng váng kẻ thù, chấn động thế giới. Ngày 27/1/1973 ký kết Hiệp định Paris, quân Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ cho ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. |
|
Tù binh phi công Mỹ rút khỏi Việt Nam theo cam kết tại Hiệp định Paris đã ngày 27/1/1973. |
|
Nhân dân Thủ đô Hà Nội hân hoan mừng chiến thắng Lễ ký kết Hiệp định Paris tháng 1/1973. Loạt ảnh về chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" được trưng bày trong khuôn khổ Hội thảo khoa học cấp quốc gia Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại tổ chức vào ngày 9/12/2022. |
Mời quý độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân | VTV24. Nguồn: VTV1.