Y học và đời sống

Ăn khoai lang thế nào cho đúng cách?

  • Tác giả : Thu Hương (T/H)
Khoai lang là món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam, mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Nhưng ăn khoai lang sai cách sẽ gây ra những tác dụng phụ đối với cơ thể.

Ăn thay cơm để giảm cân

Theo các chuyên gia, khoai lang rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể dùng thay cơm. Trong khoai lang vẫn chứa lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Ăn khoai lang dài ngày thay cơm có thể dẫn đến việc tích đường trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh cũng như làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

Người bệnh thận ăn nhiều khoai lang dễ mắc thêm bệnh tim mạch. Nguyên nhân, khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, đặc biệt là kali. Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng bị hạn chế, gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, gây yếu tim...

Ăn quá nhiều

Đối với một số người dùng khoai lang để hỗ trợ quá trình giảm cân. Họ thường mắc sai lầm khi ăn quá nhiều khoai lang dẫn đến sự thiếu hụt protein. Ăn khoai lang nhiều còn làm tích tụ quá nhiều chất xơ sẽ ảnh hướng đến quá trình hấp thụ vi khoáng, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy nhớ chỉ nên ăn tối đa là 300gr khoai lang một ngày

Ăn cả vỏ

Nhiều người thường hiểu lầm trong quá trình làm sạch, và luộc, vỏ khoai đã sạch và thường ăn luôn vỏ khoai. Khoai lang tốt cho người bị táo bón nhưng khi ăn vỏ khoai lại không tốt cho hệ tiêu hóa. Những vết đốm màu nâu có trên vỏ khoai dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Vỏ khoai lang có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu muốn ăn luôn cả vỏ, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa khoai thật sạch, loại bỏ đi những vết đốm nâu, những mảng vỏ xay xát và bị dập.

Ăn khoai có đốm đen, bì hà

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện những vết này có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan.

Loại độc tố này sẽ không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp.

Ăn sống

Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn.

Thu Hương (T/H)

BẢN DESKTOP