Y học và đời sống

Ăn đúng cách cho người đau dạ dày

i với người đau dạ dày, chế độ ăn, cách ăn có ảnh hưởng quan trọng tới điều trị bệnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đau dạ dày không nên ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ và tránh một số món ăn tăng tiết axit hoặc có tính kích thích.

Sơ đồ chế độ ăn uống cho người đau dạ dày.

Hạn chế vị chua: Tránh uống các nước có vị chua như: nước chanh, nước mơ, nước dứa… vì những loại nước này có tính kích thích dạ dày tiết dịch axit. Những đồ uống có cồn cũng cần tránh vì chúng làm tăng sinh axit trong dạ dày, khiến chỗ viêm loét nặng thêm. Nếu uống nhiều nước có ga, dạ dày phình trướng làm vết loét nặng hơn và dễ bục thủng.

Chú ý cách ăn: Không ăn quá no, khi ăn bắt buộc nhai kỹ, nuốt chậm. Nhai kỹ sẽ tăng tiết nước bọt, có công dụng ngăn cản và bão hoà axit trong dạ dày. Ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dễ hấp thụ hoá như: cháo, mỳ, cơm nhão. Ăn thực phẩm giàu protit để trung hòa và giảm axit trong dạ dày như: Sữa bò, trứng gà, thịt nạc, tôm, cá, các loại đỗ… Ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói.

Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Chỉ nên uống nước lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn. Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn. Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.

Thực phẩm nên ăn và nên tránh: Tích cực ăn các loại rau tươi, hoa quả dồi dào lượng vitamin A, B, C có công dụng làm lành các vết loét. Ăn các thức ăn giảm tiết axit như: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt-cá hấp, luộc, om…tránh kích thích dạ dày tiết axit. Hạn chế hầu hết các thực phẩm cứng và nhiều xơ như: quả tươi khô, hẹ, rau dưa, măng…  Không ăn các thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày như: món ăn cay, thức ăn, gia vị dễ gây lên men như: khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường, giấm, hành, gừng, hành tây…

Nên ăn các món hấp, ninh, không nên dùng các món rán, chiên, muối, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, tồn đọng trong dạ dày lâu, ngày càng tăng gánh nặng cho dạ dày. Đồ ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn sẵn phẩm màu lòe loẹt sẽ làm cho bệnh thêm nghiêm trọng.

BS Nguyễn Thu Hà

(Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội)

BẢN DESKTOP