Dinh dưỡng

Ai nên hạn chế ăn bún vào buổi sáng dù thích đến mấy?

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)

Bún là món ăn sáng được nhiều người yêu thích vì ngon và tiện lợi.

Bún là món ăn yêu thích của rất nhiều người, có thể biến tấu với nhiều hình thức như bún nước, bún trộn, bún xào, bún cuốn... và kết hợp với nhiều thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, lươn, cua, ốc, hải sản các loại...

Theo Bộ Y tế công bố thì cứ 100g bún tươi có thể cung cấp tới 110 Kcal, chủ yếu là từ Carbohydrate. Về cơ bản thì bún là món ăn ngon giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, thường được lựa chọn để đổi bữa, tăng thêm khẩu vị nên sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cân nặng của bạn.

Ai nên hạn chế ăn bún vào buổi sáng dù thích đến mấy?. Ảnh minh họa

Ai nên hạn chế ăn bún vào buổi sáng dù thích đến mấy?. Ảnh minh họa

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được bún, dưới đây là những người không nên ăn bún để tránh gây hại sức khỏe:

Người bị bệnh về đường tiêu hóa

Bún được làm từ bột gạo ngâm nước trước khi sản xuất khoảng một ngày để bột nở ra, trong quá trình này tinh bột có thể lên men.

Điều này có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu, đặc biệt là ở những người có hệ tiêu hóa yếu như người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng. Vì vậy, những người có vấn đề về đường tiêu hóa nên hạn chế ăn bún để tránh tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Người ốm, bệnh

Khi bị bệnh, bị sốt, hoặc cảm thấy không khỏe trong người, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả. Ăn bún trong tình trạng này có thể làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, một số loại bún có thể chứa phụ gia không an toàn như bột huỳnh quang để làm sáng, chất tẩy để làm trắng, hoặc hàn the để tạo độ dai và bảo quản lâu. Những hóa chất này có thể gây hại thêm cho sức khỏe của người đang bệnh.

Người bị dạ dày, đại tràng

Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra.

Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi chướng bụng khó tiêu hại dạ dày.

Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.

Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.

Lưu ý khi ăn bún

Bạn nên ăn bún còn tươi, không ăn loại để qua đêm có mùi chua, nhớt. Nhai kỹ trong khi ăn vì bún khó tiêu hơn cơm. Bạn không sử dụng bún quá trắng, dai, trong vì có thể đã được cho hóa chất. Một tuần, bạn chỉ nên ăn 1 bữa bún đổi khẩu vị.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP