Dinh dưỡng

Ai không nên ăn rươi?

  • Tác giả : Giang Thu (Tổng hợp)
Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.

Rươi có hàm lượng đạm giống như lươn, chạch, có tác dụng chống oxy hóa. Protein trong rươi dễ hấp thụ hơn trong thịt. Trong 100g rươi có 82% nước, 14% protein, 4% lipid. 100g rươi cung cấp khoảng 90 calo cao hơn so với các thực phẩm thường dùng khác. Nhiều người dùng rươi để tẩm bổ.

Trong Đông y, rươi còn là bài thuốc chữa một số bệnh như suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch. Dược tính của rươi có tác dụng nhiều hơn khi dùng chung vỏ quýt. Vì vậy, làm chả rươi người dân sử dụng thêm vỏ quýt.

Chả rươi. Ảnh Internet

Chả rươi. Ảnh Internet

Vỏ quýt có tính ấm, vị cay, mùi thơm. Tinh dầu trong vỏ quýt có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn E. coli, Salmonella có thể nhiễm từ môi trường sống của rươi. Vi khuẩn này gây kích ứng cho cơ thể, tiêu chảy, ngộ độc. Vỏ quýt cũng giúp cho hệ tiêu hóa thông khí, làm ấm dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng lượng vỏ quýt vừa đủ, nếu dùng nhiều có thể khiến món ăn bị đắng, hăng.

Rươi ngon nhưng không phải là món ăn dành cho tất cả mọi người.Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn rươi:

Người có tiền sử bệnh hen suyễn

Chất đạm trong rươi rất dồi dào và không giống như đạm trong các loại thịt cá thông thường. Khi vào cơ thể sẽ dễ gây nguy cơ kết hợp với các chất xúc tác trong máu, gây tái phát cơn hen.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người có cơ địa dị ứng hải sản

Những người vốn có cơ địa dị ứng hải sản cũng không nên ăn rươi vì có nhiều khả năng sẽ gặp phải các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, phát ban, mề đay, thậm chí nặng hơn là sốt, khó thở, suy hô hấp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai

Cơ địa phụ nữ mang thai thường khá nhạy cảm, trong khi đó, lượng đạm dồi dào trong rươi rất dễ gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Hơn nữa rươi thường sống ở bùn lầy nên đây không hẳn là món ăn an toàn cho bà bầu.

Trẻ em

Với trẻ em có thể bạn không cần cho bé kiêng hoàn toàn các món ăn chế biến từ rươi. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát lượng ăn cho bé, không nên ăn quá nhiều để tránh gây các hiện tượng kích ứng.

Người có hệ tiêu hóa kém

Trong trường hợp này, nếu ăn rươi sẽ rất dễ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý. Do đó, nếu thường xuyên gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, bạn không nên ăn rươi.

Lưu ý: Khi mua rươi cần mua con còn sống, không ăn loại đã chết; bảo quản cấp đông đúng nhiệt độ, không bảo quản quá lâu. Rửa thật sạch, khuấy nhẹ tránh rươi dập, vỡ. Nấu nước khoảng 40-50 độ C thả rươi vào để rươi rụng lông, chân sau đó vớt ra để ráo nước rồi chế biến làm chả và các món khác.

Giang Thu (Tổng hợp)

BẢN DESKTOP