Dọc đường

8 ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Bắc

Dưới đây là 8 ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc nên đến trong dịp Tết Âm lịch Mậu Tuất 2018.

Chùa Bái Đính

8 ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Bắc ảnh 1Lễ hội chùa Bái Đính thường bắt đầu từ ngày 6 tháng giêng âm lịch và kéo dài tới hết tháng ba âm lịch.

Thuộc quần thể dãy núi Tràng An, chùa Bái Đính nằm tại phía tây cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với cảnh sắc, non nước hùng vĩ, hữu tình cùng không gian Phật giáo tĩnh tại chùa Bái Đính được du khách gần xa biết đến là một nơi có không gian an lạc và thư thái.

Năm 2003, Bái Đính xây dựng khu chùa mới. Từ đây, Bái Đính đã xác lập nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á, hành lang La hán lớn nhất châu Á…

Chùa Hương

Hằng năm, lễ hội chùa Hương thường diễn ra từ khoảng tháng giêng âm lịch đến hết tháng ba âm lịch.Hằng năm, lễ hội chùa Hương thường diễn ra từ khoảng tháng giêng âm lịch đến hết tháng ba âm lịch

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội. Đây được coi là một danh thắng nối tiếng không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nhiều nét đặc sắc về văn hóa, tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam.

Tương truyền, năm 1770 chúa Trịnh Sâm khi tới chùa Hương đã khắc lên động Hương Tích 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động” – Động đẹp nhất trời Nam để tỏ ý ngưỡng mộ vẻ đẹp kỳ thú này.

Ngày nay, chùa Hương là cụm di tích bao gồm nhiều hệ thống chùa chiền. Trong đó, chùa Hương Tích là chùa trung tâm và nhiều chùa khác nằm rải rác khắp khu vực.

Chùa Yên Tử

8 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Bắc nhất định phải đi đầu năm Mậu Tuất 2018

Bởi vậy, hành hương Yên Tử đã trở thành tâm nguyện của nhiều du khách hành hương hướng về cõi Phật mỗi độ xuân về.Ca dao xưa có câu: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”.

Nằm trong hình trình hành hương Yên Tử, du khách sẽ có dịp viếng thăm chùa Giải Oan, chùa Phù Vân cổ kính, thấp thoáng trong làn mây và đến chùa Đồng nằm chót vót trên đỉnh núi.

Lễ hội Yên Tử mở hội vào mồng 9 tháng Giêng hàng năm. Trong phần lễ, các vị hòa thượng làm lễ cầu an, cầu mong quốc thái dân an, khai ấn và đóng ấn cầu may cho người xin lễ. Phần hội lại diễn ra rất náo nhiệt với màn múa lân sư rồng, trống hội tưng bừng, văn nghệ ca hát đối đáp rất hấp dẫn.

Chùa Tây Thiên

Khu di tích thắng cảnh Tây Thiên.Khu di tích thắng cảnh Tây Thiên

Khu danh thắng Tây Thiên được coi là vùng đất thiêng của dãy Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Tại đây, tập trung rất nhiều chùa, đền, miếu cổ… Do đó, cứ mỗi độ xuân về, Tây Thiên lại thu hút hàng vạn khách thập phương đến để hành hương, cúng bái, cầu tài, cầu lộc.

Nằm trong quần thế chùa Tây Thiên gồm nhiều ngôi đền, miếu như: đền Thỏng, đền Cậu, đền Cô, đền Thượng du khách có dịp ngắm “quan sơn thủy hữu tình” khi đến với miền đất linh thiêng này.

Lễ hội Tây Thiên được tổ chức nhằm tưởng nhớ bà Quốc Mẫu Tây Thiên, kéo dài trong 3 ngày 15/2 – 17/2 âm lịch. Phần lễ sẽ có: lễ cáo, lễ rước kiệu, múa xênh tiền, hoạt cảnh chèo mô tả lại truyền thuyết về Quốc Mẫu Tây Thiên đánh đuổi giặc ngoại xâm thống nhất giang sơn, lễ dâng hương…

Ngoài ra, còn có những hoạt động vui hội như thi làm bánh chưng, bánh giầy, hội vật, hát chèo, hát văn…

Đền Trần ( Nam Định)

Cứ ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm, Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần, nơi thờ các vị vua đời Trần.Cứ ngày 14 tháng riêng âm lịch hàng năm, Nam Định tổ chức lễ khai ấn Đền Trần, nơi thờ các vị vua đời Trần

Dù chỉ đêm 14 tháng Giêng mới khai ấn đền Trần nhưng mới mùng 7, mùng 8 Tết, phủ Thiên Trường Nam Định đã tấp nập du khách thắp hương, vãn cảnh đầu xuân.

Vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều người đổ về khu di tích Đền Trần, Nam Định xin ấn để cầu tài, cầu lộc, vạn sự như ý.Đền Trần (Trần Miếu) thuộc Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Mỹ Lộc, Nam Định. Đền Trần là công trình thờ tự có từ lâu đời, thờ 14 vị vua triều Trần.

Khai ấn đầu năm là một hoạt động văn hoá mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta.

Thế nên, dù Đền Trần có hơn hai chục ngày lễ nhưng Lễ khai ấn là đại lễ được mong đợi nhất trong năm. Theo tương truyền, ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng.

Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy.

Để xin được ấn vua ban lúc nửa đêm, người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai ấn.

Loại này được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho “thường dân”. Còn có một loại ấn được đóng trên tấm lụa đỏ, loại này chỉ có rất ít, và chỉ dành cho các quan chức cấp tỉnh, Trung ương về dự.

Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Và nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ.

Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) (Ninh Bình) 

Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình.Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình

Từ thành phố Ninh Bình theo đại lộ Tràng An 10 km tới chùa. Chùa Duyên Ninh cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Nhất Trụ là những chùa cổ thời Đinh – Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay.

Trong số đó, chùa Duyên Ninh cùng với chùa Kim Ngân nằm ở vị trí thành Tây của kinh đô xưa. Cũng như chùa Nhất Trụ, chùa Duyên Ninh là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.

Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh – Lê thường qua lại.

Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000.

Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh.

Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành.

Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư. Cũng vì vậy mà người ta thường đến đây để cầu duyên và cầu tự nếu hiếm muộn đường con cái.

Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cổ Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo léo trong việc tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

8 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Bắc nhất định phải đi đầu năm Mậu Tuất 2018

Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã mất trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần.

Theo dân gian truyền miệng thì, những người đi lễ đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới để có được một năm kiếm thật nhiều tiền và kinh doanh thuận lợi.

Các thương gia, các nhà doanh nghiệp ai cũng cố vào được cửa Bà. Bằng mọi giá, mọi cách, họ phải khấn vái và đặt lễ được trước mặt Bà.

Có vậy Bà mới cho lộc, mới mở kho xuất tiền cho vay. Mọi người lên lễ Bà Chúa Kho để vay tiền hoặc xin “lộc rơi lộc vãi”.

Nếu muốn vay thì cũng được nhưng thủ tục khá rắc rối, phải qua nhiều ban bệ. Đa số mọi người chỉ lên xin lộc rơi lộc vãi, nhưng để tỏ lòng thành kính năm nào nhân dân cũng lên tạ lễ Bà đã phù hộ cho. Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh.

Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)

Nếu còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình, bạn hãy tìm đến đền Bắc Lệ. Dân gian vùng quê nơi đây luôn tin tưởng đây là ngôi đền cầu tình duyên thiêng nhất tại xứ Lạng cũng như trên đất nước Việt Nam.

Đền Bắc Lệ Lạng Sơn thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta.

8 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Bắc nhất định phải đi đầu năm Mậu Tuất 2018

Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người. Ngoài ra, được suy tôn trong đền còn có Chầu Bé – một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, đây chính là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch. Đền Bắc Lệ nằm trên một quả đồi cao, xung quanh rợp bóng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Lễ hội đền Bắc Lệ bao gồm các phần lễ chính: lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước… Không khí của buổi lễ hòa trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng với những điệu nhạc và những trang phục rực rỡ sắc màu của điệu múa sanh tiền, người dân ở đây tin rằng điệu múa sẽ đem lại may mắn và bình an.

BẢN DESKTOP