Y học và đời sống

6 loại thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm

6 loại thực phẩm dưới đây chuyên gia khuyên nên hạn chế cho các bé ăn, nếu không muốn con mình dậy thì sớm.

Thông thường, các bé gái dậy thì từ tầm 12-16 tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp dậy thì sớm đã được ghi nhận.

Gần đây nhất phải kể đến đó là trường hợp bé gái 18 tháng tuổi thăm khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM khi cha mẹ phát hiện có dấu hiệu xuất hiện kinh nguyệt. Không chỉ bé gái mà trước đó cũng có trường hợp bé trai bước vào tuổi dậy thì sớm với những dấu hiệu như giọng nói ồm và bộ phận sinh dục lớn hơn so với kích thước trung bình theo độ tuổi.

Trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khi trưởng thành, đặc biệt là vấn đề tâm lý và những thay đổi trong thói quen sinh hoạt.

Món chiên rán, một trong những nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm.

Nói về nguyên nhân, theo các nhà khoa học, một trong những điều tác động khiến trẻ dậy thì sớm đó là nguồn thực phẩm mà các em dung nạp hàng ngày.

Sau đây là 6 loại thực phẩm được các chuyên gia “khoanh vùng” rằng chúng có những lý do rất liên quan để “buộc tội” là nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm

1. Thịt cổ gia cầm

Thịt vùng cổ của gà, vịt, ngan, ngỗng là thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ nhỏ và vị thành niên ăn.

Do gia cầm hiện nay chủ yếu đều ăn thức ăn “tăng trọng” bằng thức ăn có chứa nhiều thuốc kích thích tăng trưởng. Mà những chất này khi gia cầm ăn vào sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu.

Khi trẻ ăn nhiều phần đầu gia cầm vô tình ăn luôn cả chất kích thích khiến cho cơ thể trẻ cũng giống như được cho ăn thực phẩm “kích thích phát triển”.

2. Rau củ trái mùa

Các loại rau quả trái mùa như dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua… được thu hoạch vào mùa đông hay các trái cây thu hoạch trước mùa xuân như táo, đào, cam… đa phần là những loại thực phẩm được “thúc chín”.

Việc trồng rau quả trái mùa và ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ trái cây. Trẻ em ăn vào sẽ tạo ra nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm.

Tất cả các loại rau củ quả quá tươi ngon so với bình thường cũng cần tránh cho trẻ ăn. Bất kỳ món nào sử dụng chất kích thích đều là nguyên nhân khiến cho trẻ “lớn” trước tuổi một cách đáng sợ.

3. Thực phẩm chiên, rán

Những món ăn chiên rán đều là lựa chọn hàng đầu của trẻ vì hương vị thơm ngon và cách bày bán đánh đúng vào thị hiếu của trẻ em và trẻ vị thành niên.

Các món ăn như gà rán, khoai tây chiên… khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ thay đổi chất, trẻ ăn vào cơ thể sẽ mang theo và dung nạp các chất béo dư thừa, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm.

Nếu ăn những món này quá thường xuyên, dầu ăn được tái sử dụng trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra oxy hóa. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ “phổng phao” trên mức cần thiết.

4. Thực phẩm chức năng

Có nhiều phụ huynh “mù quáng” tin vào những lời quảng cáo về các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ “cao lớn và mạnh mẽ” hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.

Điều này không phải là sai vì có những loại thực phẩm trẻ ăn vào “trông có vẻ” cao lớn hơn thật. Tuy nhiên, đáng tiếc là trẻ chỉ phát triển sớm hơn các bạn trong giai đoạn uống thuốc trước dậy thì, sau đó thì sẽ chững lại và không lớn nữa.

 Điều này còn nguy hiểm hơn việc cứ để trẻ “bé một chút” nhưng phát triển tự nhiên. Đến tuổi trưởng thành bé sẽ cao lớn vạm vỡ mà không cần phải “thúc” bằng thuốc.

5. Sử dụng tùy tiện “siêu” thực phẩm

Một số phụ huynh mắc “bệnh nhà giàu” nên thường nghĩ mình có điều kiện thì mình phải bồi bổ cho con những thực phẩm “hơn người” để con mình phải khác con nhà khác.

Vì vậy, những món “siêu” thuốc bổ vốn chỉ dành cho người lớn cũng được phụ huynh cho con nhỏ sử dụng như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, long nhãn, vải khô, sa sâm…

Theo các chuyên gia Đông y, phàm là những thuốc bổ đặc biệt này, đều sẽ có những tác động lớn đến môi trường nội tiết bình thường, dẫn đến sự phát triển mất cân bằng về thể chất và tinh thần đối với trẻ em.

Những thực phẩm khác như: nhộng, kê gà, nhau thai, mật ong, sữa ong chúa, sữa non, phấn hoa bổ sung dinh dưỡng… thường chứa các hormone giới tính cao.

Đây là những thực phẩm thúc đẩy quá trình dậy thì sớm một cách nhanh chóng được các chuyên gia Đông y khuyến cáo không nên cho trẻ ăn quá nhiều.

6. Các món nội tạng động vật

Khi bạn nấu các món ăn bổ dưỡng cho trẻ như món canh hay súp chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật phải đặc biệt lưu ý về số lượng, trọng lượng và chủng loại.

Bởi vì một món ăn nếu nấu quá nhiều thứ nội tạng với nhau với trọng lượng cao, quá đậm đặc sẽ biến thành một món ăn “kích thích” phát triển ở mức độ cao.

Bát canh hay cháo đó chứa hormon tuyến giáp, tuyến sinh dục nên sẽ được gửi nhanh vào cơ thể trẻ, tạo ra một liều thuốc thúc đẩy dậy thì sớm vô cùng nhanh chóng và không cần thiết.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên đặc biệt cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm cho con để phòng và tránh những căn bệnh nguy hiểm.

Trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ảnh hưởng về tâm lý: trẻ dậy thì sớm có những dấu hiệu phát triển sinh lý trước tuổi. Những thay đổi trên cơ thể của trẻ dậy thì sớm khác với những trẻ cùng trang lứa sinh ra những vấn đề tâm lý làm cho trẻ ngại ngùng, dễ làm cho trẻ có tâm lý tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành.

Chiều cao hạn chế: ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Ham muốn tình dục trước tuổi: sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội, từ đó dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì gây buồng trứng đa nang.

Làm gì khi trẻ dậy thì sớm?

Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa). Để chẩn đoán xác định cần làm một số xét nhiệm cận lâm sàng. X – quang bàn tay và cổ tay cũng rất quan trọng, cho thấy nếu các xương đang phát triển quá nhanh; xét nghiệm máu sau tiêm St-RH hormon.

Ở trẻ em với dậy thì sớm trung tâm, tiêm Gn-RH và mức hormon LH, hormon kích thích nang trứng tăng. Ở trẻ em với dậy thì sớm ngoại vi, mức độ hormon LH và FSH giữ nguyên. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho trẻ em có dậy thì sớm trung tâm để xem có bất kỳ bất thường của não gây ra sự bắt đầu vào đầu của tuổi dậy thì.

Kiểm tra tuyến giáp nếu cho thấy bất kỳ dấu hiệu của suy giáp (chẳng hạn như mệt mỏi, trì trệ, tăng độ nhạy để táo bón, cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt); có thể làm siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng…

Mai Nguyễn (tổng hợp)

BẢN DESKTOP