Y học và đời sống

50% phụ nữ mang thai bị phù cổ chân

Phù cổ chân là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số người lại liên quan đến bệnh lý khác.

Thận trọng khi phù cổ chân

Nhiều phụ nữ mang thai đến tháng thứ 6 trở ra bắt đầu có hiện tượng phù cổ chân. Có người phụ nhẹ vài ngày tự rút, nhưng có người phù nặng, khiến chân căng tức, khó đi lại.

Khi phụ nữ mang thai có triệu chứng phù chân cần được thử nước tiểu, xét nghiệm máu và thăm khám tại các chuyên khoa về tim mạch, huyết áp để điều trị bệnh…Thông thường chứng phù chân do nguyên nhân gì thì thường sẽ hết sau khi sinh nở, một số ít trường hợp bị viêm huyết khối tái phát, giãn tĩnh mạch nhiều gây đau hoặc chảy máu và có thể phải phẫu thuật và điều trị sau này.

Để phòng ngừa những bệnh này thì phụ nữ mang thai không được ngồi lâu, đứng lâu ở một tư thế, bởi lẽ khi đứng lâu lượng máu tĩnh mạch ở cẳng chân tăng thêm tới 500ml. Hàng ngày, phụ nữ mang thai nên tập xoay khớp cổ chân, khi đứng đi cần chuyển trọng lượng tới các ngón chân nhiều hơn, khi ngủ cần kê chân lên gối cao khoảng 15-20 cm. Về chế độ ăn uống nên bổ sung hoa quả và giảm lượng muối trong thực phẩm sẽ tốt để phòng bệnh. Hàng tối có thể ngâm nước ấm với chút muối giúp chân vận động được nhẹ nhàng hơn.

TS Lê Thị Thanh Nhạn

Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Từ Khoá

BẢN DESKTOP