Dữ liệu y khoa

5 nguyên lý để sỏi tiết niệu không bao giờ tái lại

  • Tác giả : Minh Lý
(khoahocdoisong.vn) - Sỏi đường tiết niệu rất dễ tái phát trở lại, nếu như người bệnh không có hiểu biết đầy đủ về các nguyên nhân gây sỏi và biện pháp phòng tránh sỏi tái phát. Hãy tham khảo 5 nguyên lý “vàng” đánh tan nỗi lo sỏi tái phát trở lại sau đây.

Nguyên lý 1: “Chữa sạch” sỏi đang có sẵn

Có sỏi hay đang có bệnh trong người là nguyên nhân dễ hình thành sỏi, chính vì vậy, cần phải chữa bệnh và “chữa sạch” sỏi có sẵn, đây là việc làm trước tiên và đặc biệt quan trọng thì việc phòng sỏi tái phát mới có ý nghĩa.

Có rất nhiều người bệnh hiện vẫn còn “ôm sỏi” trong người, mặc dù đã sử dụng các biện pháp điều trị sỏi nhưng không điều trị triệt để, quá trình tán sỏi chưa hoàn thành, vì thấy sỏi đã được tán nhỏ lại chủ quan, hi vọng sỏi sẽ tự bài tiết mà không tiếp tục điều trị hay theo dõi bệnh. Do đó, sỏi sẽ tiếp tục tái phát trở lại.

Chính vì vậy, khi có sỏi trong người thì bệnh nhân cần điều trị sạch sỏi đang có với các phương pháp tán sỏi công nghệ cao, ít đau, ít xâm lấn để sỏi được “tán sạch” nhanh chóng và từ đó kết hợp với các biện pháp về chế độ ăn uống tập luyện thì việc phòng sỏi tái phát trở lại mới có ý nghĩa.

Soi thận tán sỏi ngược dòng tại Thu Cúc.

Soi thận tán sỏi ngược dòng tại Thu Cúc.

Nguyên lý 2: Uống đủ nước, tránh thói quen nhịn tiểu

Thận cần cung cấp đủ lượng nước để thực hiện quá trình lọc các vi và khoáng chất của chúng. Khi lượng nước trong cơ thể thiếu khiến thận kém chức năng, hệ bài tiết hoạt động kém “trơn chu” hơn dễ khiến các chất lặng đọng tạo thành sỏi. Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày, trung bình mỗi ngày uống khoảng từ 1,5 - 2 lít nước/ngày. 

Đồng thời, tránh thói quen nhịn tiểu. Khi uống đủ nước sẽ khiến thận bài tiết tốt hơn, lượng nước xuống bàng quang nhanh hơn. Nhiều người vì ngại đi tiểu nhiều lần mà có tâm lý nhịn tiểu. Việc làm này khiến lắng đọng các chất tại bàng quang lâu ngày có nguy cơ hình thành và tái phát sỏi. Do đó, để tránh sỏi tái phát, bạn nên uống đủ nước và cần tránh thói quen nhịn tiểu.

Nguyên lý 3: Giữ gìn vệ sinh hệ tiết niệu, khám sức khỏe định kỳ

Viêm nhiễm đường tiết niệu khiến các chất khó bài tiết hết theo đường nước tiểu ra ngoài, gây lắng đọng và hình thành sỏi. Để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh bộ phận sinh dục, tránh nhiễm khuẩn tiết niệu. Bên cạnh đó cần khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, cũng như nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.

Nguyên lý 4: Vận động và tập luyện thể dục thể thao hằng ngày

Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao sẽ khiến thúc đẩy quá trình trao đổi các chất được diễn ra nhanh, hệ bài tiết làm việc thông suốt hơn, tránh nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.

Tán sỏi qua da không đau.

Tán sỏi qua da không đau.

Nguyên lý 5: Chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn phải đảm bảo kết hợp hài hòa các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các loại đồ ăn quá giàu chất đạm, ăn quá nhiều hải sản và đặc biệt là không nên ăn mặn. Một chế độ ăn khoa học rất quan trọng, sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi tiết niệu.

Minh Lý

BẢN DESKTOP