Sống xanh

5 nguồn năng lượng có thể thay thế “vàng đen”

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Tạp chí LiveScience đã tổ chức trưng cầu ý kiến độc giả về những nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ trong tương lai và đã thu về 5 kết quả.

Vàng đen hay còn gọi là dầu mỏ, là một loại chất lỏng sánh đặc có màu đen, màu nâu hoặc đen ngã sang màu lục. Thành phần chính của vàng đen là các Hydrocacbon ở dạng khí, lỏng và rắn. Từ dầu thô, người ta có thể chưng cất theo từng phân đoạn, từng áp suất riêng. Từ đó tạo ra các loại thành phẩm khác nhau. Bởi vì đây là một loại nhiên liệu quý hiếm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người nên người ta thường gọi với cái tên là vàng đen.

Theo các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall, dầu mỏ không phải là nguồn tài nguyên vô hạn và nếu tiêu thụ tiếp tục gia tăng, nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn là có thật.

Nhiều tổ chức khoa học và chính phủ đã đề xuất lộ trình ngừng sản xuất dầu và khí đốt để giảm tác động tiêu cực đến khí hậu. Một số nguồn năng lượng thay thế "vàng đen" gồm:

Năng lượng Hydro

Đây là một trong những dạng năng lượng cũng đang được khai thác và sử dụng khá nhiều hiện nay. Sử dụng loại năng lượng này cũng góp phần lớn vào việc giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, theo dự đoán thì tương lai nguồn năng lượng tái tạo này sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều quốc gia.

Nguồn năng lượng sạch này được ứng dụng vào các loại xe chạy bằng hơi nước. Ngoài ra, hydrogen còn được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro, cung cấp năng lượng cho động cơ điện tương tự như pin lưu trữ điện.

Năng lượng mặt trời

Hàng ngàn năm qua, con người đã biết cách ứng dụng năng lượng mặt trời để trồng trọt, sưởi ấm và làm mhô thức ăn. Theo Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Hoa Kỳ (NREL) cứ một giờ chiếu sáng của mặt trời xuống trái đất, tất cả nguồn năng lượng này đủ để cả thế giới sử dụng trong một năm.

Ngày nay, chúng ta sử dụng ánh nắng mặt trời theo nhiều cách như sưởi ấm ngôi nhà, làm nóng nước, tạo ra điện cung cấp cho các thiết bị điện - điện tử…

Hơn nữa, hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng lượng mặt trời không sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt là không tạo ra CO2 (gây hiệu ứng nhà kính), miễn là chúng được lắp đặt đúng cách thì hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời ít tác động đến môi trường.

Năng lượng gió

Gió được tạo nên từ sự chênh lệch nhiệt độ nóng của bề mặt trái đất, điều này tạo ra sự chuyển động của không khí. Năng lượng gió được tạo ra nhờ sức gió thông qua các tuabin gió. Năng lượng gió cũng như năng lượng mặt trời đều là nguồn năng lượng tái tạo hoàn hảo. Nó không gây ô nhiễm như năng lượng hóa thạch, không phát sinh khí thải CO2 hay các chất độc hại nào khác ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Năng lượng biển

Cũng là dạng năng lượng sạch hoàn toàn, thủy triều được tận dụng để tạo ra điện nhờ vào sự chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, năng lượng thủy triều được sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là vì chúng có mức phí đầu tư tốn kém và chỉ thực hiện được ở những nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao mà thôi.

Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt chính là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm trái đất. Đây là loại năng lượng lâu đời, có nguồn gốc từ sự hình thành của hành tình, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, khoáng chất cũng như năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt trái đất.

Tuy nhiên, công nghệ để khai thác năng lượng địa nhiệt vẫn bị giới hạn ở một vài nơi. Ngoài ra, vấn đề kỹ thuật cũng làm hạn chế tiện ích của loại năng lượng này.

Tuấn Huy (T/H)

BẢN DESKTOP