Y học và đời sống

5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"

  • Tác giả : Theo Mai Phương/ Tạp chí Tri thức
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.

Cơ thể tích tụ độc tố lâu ngày không được thanh lọc có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu thường xuất hiện vào ban đêm, cảnh báo cơ thể đang cần loại bỏ độc tố.

Khi cơ thể chứa nhiều độc tố, bạn dễ bị bốc hỏa, đổ mồ hôi và tỉnh giấc giữa đêm. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Khi cơ thể chứa nhiều độc tố, bạn dễ bị bốc hỏa, đổ mồ hôi và tỉnh giấc giữa đêm. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Ho nhiều

Theo tạp chí Health, tình trạng này có thể cảnh báo phổi đang bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường bên ngoài như khói thuốc lá, bụi, vi khuẩn... Nó có thể kèm theo tình trạng thở khò khè, khó thở. Ngoài ra, ho nhiều về đêm còn là dấu hiệu cảnh báo hội chứng chảy dịch sau mũi, trào ngược dạ dày thực quản.

Các tình trạng liên quan đến phổi, chẳng hạn hen suyễn, rối loạn phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ho gà và viêm phổi, có thể gây ho vào ban đêm. Bạn có thể ho do các chất kích thích trong không khí trong trường hợp hen suyễn hoặc do chất nhầy trong trường hợp COPD.

Đi vệ sinh nhiều lần

Đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm có thể là cách cơ thể loại bỏ lượng đường dư thừa hoặc chất thải qua nước tiểu. Khi nồng độ đường trong máu cao, thận phải làm việc quá sức để loại bỏ lượng đường này, khiến bàng quang hoạt động quá mức. Kết quả là bạn có thể phải đi tiểu thường xuyên vào ban đêm.

Nếu bạn đi tiểu hơn 2 lần mỗi đêm, đây có thể là dấu hiệu bất thường. Bạn nên kiểm tra để xác định liệu hệ tiết niệu (bao gồm thận, bàng quang, tuyến tiền liệt) có vấn đề gì không. Các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm:

Nhiễm trùng hệ tiết niệu

Sỏi thận, bàng quang

Khối u trong hệ tiết niệu

Nghiến răng, ngủ ngáy

Sức khỏe răng miệng cũng phản ảnh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Đây có thể là dấu hiệu của căng thẳng và lo lắng. Nó cũng là hậu quả của thói quen uống rượu, hút thuốc lá và uống cà phê quá mức.

Ngủ ngáy là tình trạng phổ biến, nhưng khi đi kèm với ngừng thở trong lúc ngủ, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Ở người mắc hội chứng này, quá trình ngừng thở có thể kéo dài từ vài giây đến hàng chục giây trong mỗi chu kỳ ngủ, kèm theo tiếng ngáy. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

Bệnh tim mạch.

Tử vong do ngạt thở khi đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Nghiến răng, ngủ ngáy là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần phải thải độc thường xuyên. Ảnh minh họa: Focusondental.

Nghiến răng, ngủ ngáy là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần phải thải độc thường xuyên. Ảnh minh họa: Focusondental.

Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm

Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như lao, viêm phổi hoặc bệnh bạch cầu. Ngoài ra, nếu mắc bệnh cường giáp, sự tiết hormone tuyến giáp tăng lên khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị đẩy nhanh. Điều này làm cơ thể sinh nhiệt quá mức, dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể và tiết mồ hôi nhiều hơn vào ban đêm.

Triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi kèm đau đầu, nóng bừng mặt, hồi hộp có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp. Tình trạng này thường liên quan đến:

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Dị dạng mạch máu não

Bệnh lý di truyền như các vấn đề về tim mạch

Chuột rút, đau nhức chân

Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu chất như kali, magiê, canxi do ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp. Nếu đang dùng các loại thuốc lợi tiểu hoặc có vấn đề về tim mạch, bạn cũng dễ bị chuột rút, đau nhức chân về đêm.

Sự cân bằng điện giải trong cơ thể cũng có thể bị phá vỡ do vấn đề về thận, đặc biệt là sỏi thận. Điều này có thể dẫn đến chuột rút hoặc co thắt cơ ở chân và bàn chân, thường xuyên xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, nhiều người mắc bệnh sỏi thận có thể bị khó khăn khi đi lại, thậm chí cả đứng.

*Tiêu đề bài viết do BTV đặt lại!

Theo Mai Phương/ Tạp chí Tri thức

BẢN DESKTOP