Dinh dưỡng

5 dấu hiệu nhận biết tập gym sai cách

  • Tác giả : Tú Phương (T/H)
Đau nhức đột ngột, cơ bắp run rẩy, bàn chân hoặc đầu gối bị sưng,... là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập gym sai cách.

Xuất hiện cơn đau nhức đột ngột

Nếu cơn đau dữ dội xuất hiện nhanh chóng, đột ngột thì có thể do bạn tập luyện chưa đúng cách.

Hầu hết các cơn đau là đau cơ nếu bạn tập các tư thế cố định hoặc gác chân lên tường. Nhưng nếu xuất hiện những cơn đau nhức đột ngột, thì đừng cố tiếp tục tập luyện nếu không bạn sẽ bị chấn thương cơ hoặc khớp.

Cơ bắp bị run

Cảm thấy run rẩy không đáng lo ngại nhưng nếu cánh tay của bạn khi nâng tạ run quá nhiều hoặc bạn cảm giác không thể trụ vững thì đó là những dấu hiệu cảnh báo cơ bắp đang suy yếu. Lúc này, không chỉ có nguy cơ đánh rơi tạ vào chân, bạn còn dễ bị căng hoặc rách cơ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bàn chân hoặc đầu gối bị sưng

Một số bài tập có mục đích tăng cường thể lực cho các nhóm cơ ở phần thân dưới, cụ thể hơn là cơ đùi và cơ mông. Thông qua đó, khớp gối cũng có thể nhận được một số lợi ích tích cực. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn luyện tập đúng cách.

Việc tập luyện quá sức hoặc sai cách rất dễ gây thêm áp lực đè nặng lên bàn chân và đầu gối, khiến da đỏ và sưng đi cùng cảm giác đau dai dẳng.

Trong trường hợp này, bạn hãy nghỉ ngơi vài ngày và dành nhiều thời gian hơn để khởi động, co giãn trước khi bắt đầu tập. Nếu cơn đau không chấm dứt, bạn nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra liệu có bất kỳ vấn đề gì đang xảy ra ở khớp gối không.

Vai, đầu gối hoặc hông bị đau trong khi tập tạ

Nếu bạn bị đau vai, đầu gối hoặc hông khi nâng tạ, điều trước tiên là hãy kiểm tra lại tư thế tập. Phần lớn cơn đau là do tập luyện sai kỹ thuật hoặc tập với khối lượng tạ quá nặng. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, bạn nên tìm ngay một chuyên gia để xác định vấn đề.

Đau cơ quá nhiều hoặc quá lâu

Hiện tượng trì hoãn khởi phát đau nhức cơ bắp (DOMS) xuất hiện khi cơ thể sửa chữa những vết xước nhỏ trong mô để cơ bắp khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, DOMS chỉ tồn tại trong khoảng 24 - 48 giờ sau buổi tập. Nếu quá thời gian này mà vẫn bị đau, bạn đã đẩy bản thân đi quá xa. Lời khuyên cho bạn là hãy chờ đến khi các cơn đau nhức biến mất trước khi trở lại phòng gym để đề phòng chấn thương.

Tập gym sai cách, cô gái bị thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ Calvin Q Trịnh, Trưởng Đơn vị Hiệu chỉnh cơ xương khớp - Bệnh viện 1A (TP HCM), cho biết đơn vị vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm do tập gym sai cách.

Nữ bệnh nhân cho biết vì mong muốn có sức khỏe tốt và thân hình đẹp nên đăng ký tập gym hơn 1 năm nay. Tuy nhiên, gần đây, cô thường xuyên gặp cơn đau vùng lưng, thắt lưng sau khi tập. Cô đau nhiều hơn khi thực hiện những động tác liên quan nâng tạ.

Do đau nhiều nên cô đến bệnh viện khám và chụp phim. Tại đây, cô được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nhưng không được xử trí nên đến Bệnh viện 1A tiếp tục khám.

Bệnh nhân cho biết cô đau nhiều vùng thắt lưng, lan xuống mông và hai chân, tê bì hai chân, cúi ngửa đau tăng, không thể ngồi lâu khi học tập do đau mỏi, cũng không thể tham gia hoạt động thể thao, vui chơi.

Qua thăm khám kết hợp với các tư thế khám lâm sàng đặc biệt cho thấy khung chậu nữ sinh viên xoay trước, lệch hông, thay đổi đường cong sinh lý cột sống cổ và thắt lưng. Cô đã được điều trị cân chỉnh cơ xương khớp. Hiện cô có thể ngồi học, bớt đau mỏi và không khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống.

Tú Phương (T/H)

BẢN DESKTOP