Y học và đời sống

4 loại rau quen thuộc không nên ăn mùa hè

  • Tác giả : Định Tâm (Theo SH)
Rau tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ có tác dụng ngược lại. Dưới đây là những loại rau củ bạn không nên ăn nhiều vào mùa hè, tránh gây hại sức khỏe.

Trình độ canh tác ngày càng phát triển, người trồng có thể sản xuất các loại rau trái mùa, đảm bảo nguồn cung quanh năm. Để cây phát triển tốt trong điều kiện không thuận lợi, người trồng phải dùng nhiều phương pháp. (Ảnh: Sohu, minh họa)

Trong số đó, người ta có thể tận dụng nhiều loại hóa chất. Bên cạnh những cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, không ít nơi lạm dụng khiến rau tồn dư hóa chất, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì lý do trên, có 4 loại rau không nên ăn mùa hè sau đây.

1. Cải chíp. Cải chíp giòn ngọt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như phốt pho, kẽm, natri, đồng, mangan, selen, niacin, folate, choline, beta-carotene và vitamin K. Ngoài cung cấp dưỡng chất phong phú, cải chíp còn chứa nhiều chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy vậy, bạn nên ăn cải chíp mùa đông.

Được biết, cải chíp và các loại cải nói chung thu hút nhiều sâu bọ. Mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển. Để cây sống tốt, nhà vườn sẽ tăng cường phun thuốc trừ sâu và phân đạm cho rau. Điều này rất nguy hiểm khi đưa vào sử dụng.

2. Nấm kim châm. Nấm là thực phẩm được đánh giá cao nhờ chứa nhiều vitamin B bao gồm acid pantothenic (B5), niacin (B3) và riboflavin (B2). Đây cũng là nguồn cung cấp protein, chất xơ, kali, vitamin D, canxi,... cho cơ thể.

Nấm tốt cho sức khỏe song mùa hè không ăn nấm kim châm. Được biết, nấm kim thân mềm xốp, phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 1-5 độ C. Mùa hè nhiệt độ cao, nấm bày bán ở các sạp hàng rất dễ thu hút vi khuẩn và ký sinh trùng, hình thành độc tố. Để giảm rủi ro, nhiều cơ sở trồng nấm sẽ phun formaldehyde rồi đóng túi hút chân không.

Nấm kim châm phun formaldehyde không những có mùi vị khó chịu mà giá trị dinh dưỡng thấp. Nếu thích ăn nấm, bạn có thể dùng các loại nấm như nấm đông cô, nấm sò hay nấm trắng.

3. Ngồng tỏi. Ngồng tỏi thu hoạch rộ vào mùa xuân. Để đảm bảo nguồn cung, nhiều nơi sẽ thu hoạch ngồng tỏi rồi bảo quản trong kho lạnh. So với việc sử dụng rau theo mùa, ngồng tỏi bảo quản lạnh sẽ hao hụt dinh dưỡng.

4. Rau dớn. Rau dớn còn được mệnh danh là “vua của các loại rau dại”, phân bố nhiều ở vùng núi. Loại rau dân dã này rất giàu protein và vitamin C.

Thế nhưng, các học giả từ Đan Mạch và Nhật Bản đã phân lập được một chất gây ung thư có tên protopteroside từ rau dớn. Năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã kê rau dớn là loại rau chứa chất gây ung thư loại 2B.

Đặc biệt, phần chồi rau dớn chứa lượng protopteroside cao gấp 10 lần rễ, ăn nhiều sẽ tăng khả năng gây ung thư. Rau dớn thu hoạch rộ vào mùa hè. Mặc dù là loại rau theo mùa song vì những lý do trên, bạn nên hạn chế tiêu thụ loại rau này.

Định Tâm (Theo SH)
Từ Khoá

BẢN DESKTOP