Những lợi ích sức khỏe từ mộc nhĩ
Mộc nhĩ thường mọc trên những thân gỗ đã mục hoặc ẩm ướt. Tên khoa học của nó là Auricularia auricula. Loại thực phẩm này còn có những tên gọi khác là nấm tai mèo hay nấm mèo. Nếu được chế biến và sử dụng đúng cách, mộc nhĩ có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như sau:
Bổ sung sắt cho cơ thể: Trong 100g mộc nhĩ có chứa khoảng 185mg sắt. Do đó, những trường hợp bị thiếu sắt có thể bổ sung mộc nhĩ vào chế độ ăn để bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
Ảnh minh họa |
Tốt cho đường tiêu hóa: Thường xuyên bổ sung mộc nhĩ vào các bữa ăn hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa. Loại thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng và phòng ngừa táo bón và các vấn đề về đường ruột.
Bên cạnh đó, chất keo nhầy có trong mộc nhĩ sẽ có tác dụng dính các tạp chất trong đường ruột và đẩy chúng ra ngoài giúp hệ tiêu hóa của bạn sạch hơn và khỏe hơn. Cũng chính vì thế mà loại thực phẩm này được ví như collagen thực vật giúp thanh lọc cơ thể.
Tốt cho tim mạch: Mộc nhĩ giàu hoạt chất thực vật. Ăn mộc nhĩ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của tim mạch. Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não, tăng huyết áp,... nên ăn mộc nhĩ để góp phần phòng tránh tình trạng tắc, vỡ mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trí nhớ và hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim hay tai biến.
Một số thành phần trong mộc nhĩ như lecithin, plasmalogen, cephalin,… có tác dụng làm giảm cholesterol trong gan, hạn chế sự tích tụ mỡ và hình thành huyết khối ở thành động mạch.
Làm đẹp: Khi ăn mộc nhĩ đúng cách, những hoạt chất trong thực phẩm này sẽ giúp làm giảm giảm cholesterol trong máu, giúp bạn giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, mộc nhĩ rất giàu protein và vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp cho làn da luôn tươi sáng, mịn màng và khỏe đẹp từ sâu bên trong.
Làm sạch phổi: Mộc nhĩ rất tốt cho phổi, giúp làm sạch phổi do đó đây là loại thực phẩm được khuyến khích với những người thường xuyên hút thuốc lá.
Phòng ngừa tình trạng đông máu: Chất Polysaccharide có trong mộc nhĩ sẽ giúp hạn chế nguy cơ kết dính tiểu cầu và ngăn ngừa đông máu.
Một số sai lầm phổ biến khi sử dụng mộc nhĩ
Ăn mộc nhĩ tươi: Trong mộc nhĩ tươi có chứa morpholine nhạy cảm ánh sáng, khiến cơ thể bị ngứa da, phù nề. Có thể nói rằng, ăn mộc nhĩ tươi như ăn chất độc. Do đó, mộc nhĩ thường được phơi và sấy khô trước khi dùng để độc tính cũng như chất cảm quang tự nhiên có nó bị mất đi và không gây hại cho sức khỏe.
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng: Cách làm này có ưu điểm là nhanh và tiện lợi, lại có thể sát khuẩn tốt. Tuy nhiên, nó có thể khiến mộc nhĩ dễ bị dính, nhũn và khó bảo quản, đồng thời có thể ảnh hưởng đến hương vị và tính thẩm mỹ của món ăn.
Đáng lo ngại hơn khi chất morpholine có trong mộc nhĩ có thể không được đào thải hết khi ngâm nước nóng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Ngâm mộc nhĩ quá lâu: Khi ngâm mộc nhĩ quá lâu, các thành phần dinh dưỡng trong mộc nhĩ có thể bị thay đổi và dễ bị nhiễm khuẩn. Từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí có thể gây hôn mê. Không nên ngâm mộc nhĩ lâu hơn 8 tiếng. Tốt nhất nên ngâm mộc nhĩ từ 2 đến 3 tiếng với nước lạnh, sau đó nấu chín mộc nhĩ trước khi thưởng thức.