Thời sự

3 phương án tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội

  • Tác giả : Minh Trí
Chiều 22/11, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã báo cáo Ủy ban Thường vụ một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường và việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Theo đó, đối với kỳ họp bất thường của Quốc hội, ông Bùi Văn Cường cho biết, đến nay đã nhận hồ sơ tài liệu của 4 nội dung (gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật; Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025; Đề án Thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư; Dự thảo Nghị quyết Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Cần Thơ).

ong-bui-van-cuong.png
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại phiên họp. Ảnh QH.

Hiện còn thiếu hồ sơ tài liệu của 1 nội dung về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Về hình thức họp, ông Cường đề nghị tổ chức kỳ họp theo hình thức trực tuyến cả kỳ. Nếu cả 5 nội dung trên đã được các cấp có thẩm quyền cho ý kiến trong tháng 12/2021 và đủ điều kiện trình Quốc hội thì đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho tổ chức kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2022. Dự kiến tổng thời gian kỳ họp khoảng 4-5 ngày.

Tổng Thư ký Quốc hội dự kiến 3 phương án tổ chức kỳ họp bất thường như sau:
Phương án 1: Dự kiến khai mạc kỳ họp vào thứ ba, ngày 4/1/2022 (ngay sau khi kết thúc đợt nghỉ lễ). Quốc hội làm việc liên tục, không chia làm 2 đợt của kỳ họp và kết thúc sáng thứ bảy, ngày 8/1/2022.
Phương án 2: Dự kiến khai mạc kỳ họp vào thứ tư, ngày 5/1/2022 và chia thành 2 đợt.
Phương án 3: Dự kiến khai mạc kỳ họp vào thứ tư, ngày 5/1/2022, bế mạc vào sáng chủ nhật, ngày 9/1/2022. Trong đó, đề nghị Quốc hội làm việc liên tục, không chia làm 2 đợt và làm việc 1 ngày thứ bảy và sáng chủ nhật để kết thúc kỳ họp bất thường sớm hơn.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị lựa chọn phương án 1.

Minh Trí

BẢN DESKTOP