Chữa bệnh không dùng thuốc

3 loại bí giúp giảm tích tụ axit uric trong máu nên ăn thường xuyên

  • Tác giả : Thu Giang (T/H)
Người có nồng độ axit uric cao cần lựa chọn các loại thực phẩm có tác dụng hạ axit uric để kiểm soát tình trạng bệnh. Dưới đây là 3 loại bí có thể hỗ trợ giảm tích tụ axit uric trong máu nên ăn thường xuyên.

Bí ngô

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bí ngô có tính kiềm cao, khi đi vào cơ thể sẽ giúp kiềm hóa axit uric trong cơ thể, khiến chúng bị tan chảy ra và dễ đào thải hơn. Do đó, việc thường xuyên thêm bí ngô vào chế độ ăn có thể giúp giảm đi các triệu chứng của bệnh liên quan đến acid uric.

Bí ngòi

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đối với những người bị tiểu đường và có mức acid uric cao trong máu, bí ngòi sẽ là một lựa chọn tốt. Bởi bí ngòi không chứa đường nhưng lại chứa nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no và đào thải axit uric ra ngoài. Đồng thời, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Bí đao

Bí đao được biết đến là thực phẩm có chứa lượng đường và calo rất thấp. Do đó, bí đao sẽ là sự lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về axit uric trong máu và tiểu đường. Tuy nhiên, nên ăn cả phần vỏ bí đao vì trong vỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với phần thịt. Bí đao cung cấp lượng chất xơ đáng kể, chúng sẽ giúp hấp thu hầu hết lượng dầu thực vật có trong dạ dày khi tiêu hóa. Từ đó sẽ giúp làm giảm lượng dầu hấp thu vào cơ thể và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, bí đao có tính lạnh, có tác dụng làm dịu cổ họng, thanh nhiệt, thúc đẩy sản dịch và đào thải độc tố. Đồng thời, ăn bí đao còn giúp đẩy nhanh quá trình đào thải nhiệt và một lượng lớn axit uric ra khỏi cơ thể.

Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn để kiểm soát nồng độ axit uric

Ăn ít gia vị: Hạn chế sử dụng các loại gia vị có chứa nhiều purine như dầu hào, sốt bào ngư, sốt hải sản, sốt nấm và nước gà cô đặc. Bởi có thể sẽ làm nồng độ axit uric trong máu tăng lên nhanh chóng và dẫn đến khởi phát bệnh gút.

Không uống rượu bia: Không nên uống rượu bia vì trong những thức uống này có chứa purine. Ngoài ra, rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thu purine và đào thải axit uric.

Hạn chế ăn trái cây sấy và hạt: Trong các loại thực phẩm như trái cây sấy khô, súp lơ, rau bina... cũng có chứa lượng purine đáng kể. Vì vậy, cần kiểm soát lượng ăn vào để đảm bảo an toàn.

Hạn chế uống cà phê và trà đặc: Các loại đồ uống như cà phê và trà đặc mặc dù không làm tăng hàm lượng purine nhưng sẽ gây kích thích thần kinh tự chủ. Điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và làm tăng nguy cơ bị gút cấp tính.

Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường fructose: Để duy trì cân bằng axit uric trong cơ thể, nên hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng fructose cao, đặc biệt là trái cây có vị ngọt để tránh tăng cao hàm lượng axit uric trong máu và nước tiểu.

Thu Giang (T/H)

BẢN DESKTOP