Y học và đời sống

3 "không" khi tập thể dục giúp kéo dài tuổi thọ, không lo bị bệnh

  • Tác giả : BS Đinh Minh Trí
Tập thể dục đúng cách không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn bảo vệ xương khớp, đặc biệt với người trung niên.

Ở độ tuổi trung niên, khớp dễ thoái hóa, vì vậy cần tập luyện phù hợp, duy trì đều đặn, bạn sẽ cảm nhận sự dẻo dai, vận động nhẹ nhàng hơn mỗi ngày. Đặc biệt, để giúp trẻ khỏe và không gặp biến chứng khi tập luyện, cần chú ý thực hiện 3 “không”.

Không để bụng đói khi tập thể dục

Nhiều người tin rằng tập thể dục khi bụng đói sẽ giúp tăng cường đốt cháy năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên điều này hoàn toàn trái ngược với những cơ sở khoa học.

Việc tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thậm chí là choáng váng do hạ đường huyết.

Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất khi tập thể dục, tốt nhất bạn nên ăn một hoặc hai giờ trước khi tập luyện.

Không uống nhiều nước ngay sau khi tập thể dục

Nhiều người thường sẽ có thói quen uống rất nhiều nước ngay sau khi ngừng tập thể dục bởi lúc này cơ thể bị mất nước nhẹ do ra nhiều mồ hôi khi vận động. Tuy nhiên, việc bạn uống quá nhiều nước sau khi tập là khá tai hại.

Nguyên nhân là sau khi vận động liên tục, uống nhiều nước lúc này sẽ dễ làm cho dạ dày bị giãn nở, gây ra cảm giác buồn nôn, chướng bụng, đau bụng, không tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Không uống nhiều nước ngay sau khi tập thể dục - Ảnh minh họa

Không uống nhiều nước ngay sau khi tập thể dục - Ảnh minh họa

Không tập thể dục khi bị bệnh

Khi cảm thấy cơ thể không khỏe, bạn nên tạm ngừng tập luyện. Khi cơ thể bị ốm hay mang bệnh, sức đề kháng, hệ miễn dịch sẽ yếu đi. Lúc này nếu cơ thể vận động sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Thói quen luyện tập để có sức khỏe tốt hơn

1. Thực hiện đều đặn tập thể dục trong ngày, cố gắng duy trì, không bỏ vì lý do gì, đi bộ 30 phút các ngày trong tuần.

- Tạo điều kiện để có thể đi lại, vận động càng nhiều càng tốt ( tại nhà, tại nơi làm việc, khi đi ra ngoài).

2. Tập ghi nhớ những thứ bạn ăn trong ngày (nên có sổ tay ghi lại thực đơn hàng ngày)

3. Tập trong khi ăn không xem tivi hay làm gì khác ( ngồi tại bàn ăn khi ăn).

4. Chụp ảnh, hoặc ghi chú lại việc ăn uống và vận động của mình. Xem lại vào mỗi cuối tuần những gì mình đã làm được , chưa làm được, rồi sắp xếp lại mọi thứ cho hợp lý hơn, để thực hiện vào tuần mới.

5. Tập nấu ăn, sắp xếp bếp ăn cho hợp lý để dễ dàng thuận tiện cho việc nấu ăn.

Sự chuyển đổi thói quen không dễ dàng, nhanh chóng đạt được, cần phải có thời gian. Bạn chỉ cần thực hiện chuyển đổi từng chút một, rồi tăng dần khi đã quen thuộc.

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

BS Đinh Minh Trí

BẢN DESKTOP