Dọc đường

11 phương thuốc chữa bệnh phụ khoa

Người đặt nền móng Quân y Việt Nam:

Kỳ 5: 11 phương thuốc chữa bệnh phụ khoa

“Những phương thuốc chữa các bệnh phụ khoa mà danh y Hoàng Đôn Hòa đúc kết trong “Hoạt nhân toát yếu” thể hiện rất sâu về y lý và kinh nghiệm thực tiễn. Trong 11 phương thuốc đó, các chuyên gia y học đều đánh giá rất cao bởi sự an toàn và công hiệu khi dùng”, BS.CKI Đặng Bích Hiệp, nguyên Chủ nhiệm YHCT, Bệnh viện tỉnh Hà Tây cũ.

Sau nhiều năm nghiên cứu cuốn “Hoạt nhân toát yếu” của danh y Hoàng Đôn Hòa, người làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng (Hà Đông – Hà Nội), BS. Đặng Bích Hiệp cho rằng, chúng ta cần hiểu rõ những đặc điểm sinh lý bệnh lý phụ khoa và chức năng của các tạng phủ thì mới đánh giá đúng được giá trị của 11 phương thuốc mà Hoàng Đôn Hòa để lại.

11 phương thuốc chữa bệnh phụ khoa ảnh 1
Làng Đa Sỹ, quê hương danh y Hoàng Đôn Hòa.

BS Hiệp dẫn sách “Nội kinh” viết về thời kỳ sinh trưởng và phát dục của người phụ nữ như sau: Đến 7 tuổi thì thanh khí thịnh, huyết thịnh nên bé gái bắt đầu thay răng, mọc tóc. Đến 14 tuổi thì thiên quý chế, khi đó Nhâm mạch thông, Thái xông mạch thịnh, kinh nguyệt đến đúng kỳ, có khả năng sinh con.

Đến 21 tuổi là thời kỳ thận khí đầy đủ, thăng bằng, lúc đó mọc răng khôn. 28 tuổi thì thận khí đầy đủ nhất, khí huyết dồi dào. 35 tuổi là giai đoạn Dương minh mạch suy yếu, biểu hiện da xạm, tóc rụng. Đến 42 tuổi thì Tam dương mạch suy khiến da nhăn, tóc bạc. Và 49 tuổi thì Nhâm mạch hư, Thái xung mạch suy yếu, tức hết kinh nguyệt, người teo đét.

“Nguồn gốc của mạch Xung và mạch Nhâm là ở thận. Các bệnh phụ khoa đều do sự rối loạn chức năng của hai mạch Xung, Nhâm mà ra. Hai mạch này thông, thịnh thì kinh nguyệt đúng kỳ, chửa đẻ dễ dàng và ngược lại”, BS. Đặng Bích Hiệp cho biết.

Trong cuốn “Hoạt nhân toát yếu”, danh y Hoàng Đôn Hòa giải thích rất rõ những căn nguyên khiến con người bị bệnh. Ví như cơ thể người phụ nữ lấy huyết làm chủ. Do phải trải qua các thời kỳ kinh nguyệt, chửa đẻ, nuôi con… nên luôn ở trạng thái “huyết thường bất túc, khí thường hữu dư”.

Cho nên, phạm vi bệnh phụ khoa được xác định gồm 5 loại chính yếu: Bệnh về kinh nguyệt, thai tiền, lâm sản, sản hậu và các bệnh khác như đới hạ, âm sang, âm dưỡng, sa sinh dục.

Ba phương thuốc về khí huyết

Đặng Bích Hiệp cho biết, danh y Hoàng Đôn Hòa hẳn phải mất rất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm mới tìm ra được 3 phương thuốc chữa các chứng bệnh về khí huyết, kinh nguyệt.

11 phương thuốc chữa bệnh phụ khoa ảnh 2
11 Phương thuốc chữa bệnh phụ nữ được “Hoạt nhân toát yếu” ghi chép rất tỉ mỉ.

Đầu tiên có thể kể đến bài “Bảo sinh dĩnh” chủ trị chữa phụ nữ khí huyết không bình hòa. Bài thuốc này gồm có hương phụ, ô mai, cam thảo, gừng tươi, hành và giấm thanh. Tất cả nhào thành cao, trộn nước thành thỏi 2 đồng cân rồi tùy theo chứng bệnh mà gia thuốc thang.

Về bài thuốc này, BS Hiệp cho biết khá thông dụng. Với phụ nữ khí huyết không bình hòa dẫn tới nhiều chứng bệnh. Ví như tâm ngực bí đầy, đau lưng, bụng và đầu gối, thở gấp, mặt phù, thổ huyết, động thai… Bài thuốc này rất có hiệu quả, tuy nhiên lương y cần hiểu rõ chứng bệnh cụ thể để gia giảm thuốc thang cho hợp lý.

Thứ hai là bài “Thần tiên phu tích đan” chữa kinh nguyệt không đều và các bệnh về sinh dục của phụ nữ. Thành phần bài thuốc bao gồm: Hương nhu, ích mẫu, hương phụ và ngải cứu.

“Bốn vị thuốc này hợp thêm giấm thanh đưa thuốc vào Can, Tỳ có tác dụng chung là sơ Can, giải uất, hành khí, hoạt huyết. Các bệnh về kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh do khí trên, huyết ứ thì vô cùng hiệu nghiệm”, BS Hiệp khẳng định.

“Nhị diệu tán” là bài thuốc thứ tư chữa kinh nguyệt kéo dài không dứt. Thành phần gồm bạch thược đốt tồn tính: 2 phần, tán nhỏ. Tóc rối đốt thành tro: 1 phần, tán nhỏ. Hai loại này uống mỗi lần 2 – 3 đồng cân với rượu.

Sáu cách chữa sản hậu

Đặng Bích Hiệp, cho rằng: “Sau khi sinh đẻ thì khí huyết của người phụ nữ bị hao tổn, chức năng của các tạng: Tâm, Tỳ, Can, Thận cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến chức năng của hai mạch Xung, Nhâm bị suy yếu, từ đó các yếu tố ngoại tà dễ dàng xâm nhập gây bệnh. 6 phương thuốc dưới đây của danh y Hoàng Đôn Hòa tuy không có tác dụng bồi bôt khí huyết nhưng có thể chữa trị ngay các chứng bệnh cấp tính có nguy cơ tổn hại đến sản phụ”.

 “11 phương thuốc chữa bệnh phụ nữ mà danh y Hoàng Đôn Hòa để lại được rất nhiều người áp dụng hiệu quả. Qua các bài thuốc, ta thấy Hoàng Đôn Hòa rất quan tâm đến chức năng của các tạng Can, Tỳ. Với phép điều trị rất khoa học là sơ Can, giải uất, kiện Tỳ lý khí với các vị thuốc dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà”, BS.CKI Đặng Bích Hiệp.

Bài “Phán thượng đan”, tức thuốc xông mũi. Nhiều phụ nữ sau đẻ, huyết vận sinh hôn mê, cấm khẩu mắt nhắm, sắc mặt vàng ải như đất, mình có cảm giác bồng bềnh muốn ngã. Đó chính là máu xông lên tim, cần phải đỡ dậy, không để bệnh nhân nằm ngửa. Lấy một bát giấm tốt, đun nóng xông hơi vào mũi, tức thì sẽ khỏi.

11 phương thuốc chữa bệnh phụ khoa ảnh 3
Những phương thuốc danh y Hoàng Đôn Hòa đưa ra đều rất dễ kiếm.

Bài thứ hai là “Suy tỵ đan”, thuốc này dùng thổi vào mũi. Thành phần duy nhất là bán hạ một đồng cân, tán nhỏ, làm viên với nước lạnh, nhét vào lỗ mũi. “Sản phụ mà bị xây xẩm là do huyết hư, phong hàn xâm phạm. Bán hạ có vị cay, tính ôn, tác dụng vào Tâm, Tỳ, Phế nên hiệu quả rất nhanh”, BS Hiệp cho biết.

Bài “Song đồng ẩm” dùng cho phụ nữ sau đẻ bị tê liệt, gồm rễ cây bấn đỏ, bấn trắng thêm một phần ngưu tất có khí hư. Ba vị này cắt nhỏ, rửa sạch cho vào nồi nấu kỹ, lọc bã cô đặc vào chai hoặc hũ. Mỗi lần uống 1 bát hòa thêm 1 chén rượu uống lúc đói.

“Diêm hôi tán” là tên bài thuốc thứ tư chữa sản hậu đờm nghịch, bụng chướng như gần chết. Thành phần gồm diêm tiêu, hồi hương, thảo quả và cam thảo. Bốn bị này tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân với đồng tiện, tức thì sẽ đỡ và sau vài ngày là khỏi hẳn.

“Bảo sản hoàn” là phương thuốc thứ 5 rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh mà bị phù thũng, tê liệt. Danh y Hoàng Đôn Hòa đã liệt kê 5 vị cho bài thuốc này, gồm: Phèn đen, phèn chua, muối, hạt tiêu và diêm tiêu.

“Cách chế thuốc này rất dễ. Dùng 1 cái bát to, để muối dưới cùng rồi đổ 4 vị kia lên trộn đều rồi đun sôi 2 đến 3 lần. Sau đó hạ thổ một đêm cho thuốc hút khí đất rồi tán nhỏ luyện với cơm” BS Hiệp cho hay.

Bài thuốc cuối cùng là “Tốc hiệu ẩm” chữa sưng vú. Dùng lá tía tô sắc uống, đồng thời dùng lá tía tô giã nhuyễn đắp vào chỗ đau. BS. Đặng Bích Hiệp cho rằng: Đây là bài thuốc giản đơn nhất nhưng vô cùng hiệu quả. Lá tía tô có vị cay, tính ôn, tác dụng phát tán phong hàn, giải độc vào kinh Phế, Tỳ. Chứng nhũ ung là do độc tà xâm phạm gây nên.

Ngoài 6 bài thuốc trên, danh y Hoàng Đôn Hòa còn 1 bài thuốc tên là “Kinh hiệu ẩm” chữa khí hư, bạch đới và đái không thông gồm 3 thành phần: Lá huyết dụ, lá tre và lá dây đau xương sắc uống, hòa thêm chút mật ong. Chỉ một lần, bệnh khỏi ngay.

Trần Hòa

BẢN DESKTOP