<div> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Mua cả két bia chay để nhậu với bạn bè</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span>Không ít người đã chọn giải pháp mua bia chay để trên xe rồi mang tới các cuộc nhậu. Vừa không lạc lõng với bạn bè, mà người uống vẫn có thể lái xe về, do loại bia này có nồng độ cồn 0%.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Trên thị trường, bia chay phổ biến nhất là loại bia có vị việt quất và vị chanh. Đây là loại bia không độ của Tiệp dành cho người ăn kiêng, ăn chay.</span></p> <figure contenteditable="false"> <center><img alt="101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà - 1" data-original="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/15/biachay-2-1578103769322.png" title="101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà - 1" /></center> </figure> <p style="text-align: justify;"><span>Giá của một thùng bia chay 24 lon trên thị trường đang dao động khoảng 760 - 840 nghìn đồng. Giá bán lẻ theo lon dao động khoảng 30 - 35 nghìn đồng/lon.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Tại Việt Nam cũng có một loại bia không cồn được sản xuất từ năm 2014. Một thùng bia loại 24 lon x 330ml vào khoảng 400 nghìn đồng. Tuy vậy, loại bia này cũng không bán phổ biến tại các cửa hàng tiện lợi. </span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Dân Hà Nội "đỏ mắt" tìm người lái xe sau buổi nhậu</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span>Ở Hà Nội hiện rất khó để kiếm được một dịch vụ thuê người lái xe về nhà. Nên sau các cuộc nhậu, không ít người thường chọn giải pháp đi taxi về, hoặc tự lái nếu còn tỉnh táo.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Thử tìm kiếm trên mạng với từ khoá “dịch vụ đưa người say về nhà” thì có khá ít nơi cung cấp dịch vụ. Đa phần dịch vụ này mới chỉ xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh và rất hiếm ở Hà Nội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Tuy nhiên, dù đã ra đời ở TP Hồ Chí Minh thì cũng phải mất 3 năm, ứng dụng các dịch vụ kiểu này mới thực sự được nhiều người sử dụng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Song, các ứng dụng kiểu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp như: khách </span><span>chửi bới, hay thậm chí là gây gổ với tài xế vì tưởng là…cướp xe. Thậm chí vu cho lái xe ăn trộm tài sản.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Việc đào tạo tài xế tham gia dịch vụ này cũng không phải điều đơn giản. Do độ tin tưởng của các tài xế chưa thực sự cao. Vì thế, dịch vụ này chưa phổ biến tại Hà Nội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Mua áo, mũ xe ôm để “né” đo nồng độ cồn</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span>Lên mạng thấy bạn bè kêu gọi mua áo, mũ xe ôm công nghệ để “né” bị đo nồng độ cồn, không ít người đã dự tính mua áo khoác và mũ bảo hiểm xe ôm công nghệ để dùng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Việc mua các bộ đồ này cũng không hề khó khăn. Hiện, </span><span>quần áo xe ôm công nghệ được bày bán tràn lan trên mạng. Combo 1 áo khoác Grab, 2 nón Grab đang được bán với giá 265.000 đồng/combo. Combo 1 áo khoác Go-Viet, 2 mũ Go-Viet có giá 320.000 đồng giảm còn 295.000 đồng/combo.</span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Thuê dịch vụ cứu hộ chở cả xe lẫn chủ về nhà</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span>Khó khăn trong việc xây dựng ứng dụng thuê tài xế, cũng như đào tạo lái xe, một giám đốc trung tâm cứu hộ đã nghĩ ra cách đưa cả chủ và xe về nhà bằng xe cứu hộ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Sau khi Nghị định 100 chính thức có hiệu lực, mỗi ngày ít nhất cũng đã có 4 - 5 cuộc điện thoại gọi cho anh nhờ vận chuyển xe về.</span></p> <figure contenteditable="false"> <center><img alt="101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà - 2" data-original="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/23/10-1577956098208.png" title="101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà - 2" /></center> </figure> <p style="text-align: justify;"><span>Hiện giá cước vận chuyển cả xe lẫn người theo hình thức cứu hộ đang vào khoảng 600 nghìn đồng. </span><span>Mức phí này chỉ dành cho các trường hợp trong nội thành Hà Nội với khoảng cách dưới 10 km. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Nếu so với việc thuê tài xế giá 500 nghìn đồng như trong TP Hồ Chí Minh, thì đây cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Bởi khách hàng có thể đảm bảo tài sản trong xe nguyên vẹn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Lùng mua kẹo giải rượu để "né" phạt</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span>Nhiều người đã lên mạng “săn lùng” kẹo giải rượu để tránh bị kiểm tra nồng độ cồn. Thế nhưng, thực chất loại kẹo của Hàn Quốc này chỉ giúp người dùng tăng tửu lượng, giải rượu nhanh giúp tỉnh táo hơn. Kẹo giải rượu không thể giúp người uống đưa nồng độ cồn về 0.</span></p> <figure contenteditable="false"> <center><img alt="101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà - 3" data-original="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/22/keogiairuou-2-1578048681962.jpg" title="101 cách “né” đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà - 3" /></center> </figure> <p style="text-align: justify;"><span>Tuy nhiên, việc tỉnh táo sau các buổi nhậu cũng là điều rất cần thiết, để có thể tìm cách trở về nhà an toàn sau bữa nhậu. Nhất là trong thời điểm gần Tết, các buổi liên hoan thường xuyên diễn ra.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Hiện nay, kẹo giải rượu đang được rao bán khá nhiều trên mạng xã hội. Giá kẹo dao động từ 50 - 55 nghìn đồng/túi 3 viên, giá một hộp gồm 10 gói là 450 - 500 nghìn đồng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Dịch vụ đưa người say về nhà "nở rộ"</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span>Nhiều nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh đang hỗ trợ khách nhậu về nhà bằng xe của nhà hàng. Để giữ khách, các nhà hàng chỉ thu phí 100 - 200 nghìn đồng/lượt.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Nhiều chủ nhà hàng cho biết, đây chỉ là tiền xăng xe và công tài xế, chứ không kinh doanh như dịch vụ. Hoặc nếu lái xe về giúp khách, một số nhà hàng chỉ thu đủ tiền xe ôm cho tài xế về lại nhà hàng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Các nhà hàng có hỗ trợ lái xe cho khách thường bố trí 3 - 5 tài xế để khách không phải đợi quá lâu...</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>(Theo Dân trí) </span></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
101 cách 'né' đo nồng độ cồn dân mạng truyền tai nhau để về nhà
Các cách để về nhà sau buổi nhậu là thông tin đáng chú ý nhất tuần qua, sau khi Nghị định 100 chính thức có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam
-
Vụ 2 cô gái bị bắt cởi đồ do nghi mất tiền: Pháp lý thế nào?
-
Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
-
Hà Nội: cảnh sát giải cứu 7 người mắc kẹt trong đám cháy nhà 8 tầng
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết quản lý thị trường BĐS, phát triển NƠXH